Kể chuyện Giọt nước tí xíu lớp A2 04/04/2025 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY QUA HOẠT ĐỘNG “CHO TRẺ KỂ CHUYỆN” Trong giáo dục mầm non, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và khả năng diễn đạt cảm xúc của trẻ. Một trong những hoạt động giàu tính giáo dục, mang lại hiệu quả thiết thực và luôn được các trường mầm non tích cực triển khai đó là cho trẻ kể chuyện. Hoạt động kể chuyện không chỉ giúp trẻ ghi nhớ nội dung, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt mà còn khơi gợi trí tưởng tượng, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn. Khi được kể lại câu chuyện bằng lời của chính mình, trẻ học cách lắng nghe, chọn lọc thông tin, sắp xếp nội dung mạch lạc và biểu đạt cảm xúc cá nhân – đây là những kỹ năng nền tảng cho sự phát triển toàn diện. Tại Trường Mầm non Hợp Thanh, hoạt động kể chuyện được tổ chức đa dạng và sinh động. Trẻ có thể kể lại câu chuyện sau giờ nghe cô đọc, diễn kể theo tranh minh họa, sử dụng rối tay, hóa trang nhân vật để kể chuyện sáng tạo theo nhóm, hoặc kể chuyện theo tranh tự chọn. Giáo viên luôn khuyến khích sự tự tin, sáng tạo và cá tính riêng của từng trẻ trong mỗi câu chuyện. Nhờ đó, trẻ trở nên mạnh dạn hơn khi giao tiếp, biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn bè. Không chỉ là một hoạt động học tập, việc cho trẻ kể chuyện còn góp phần hình thành phẩm chất đạo đức, giáo dục lòng yêu thương, sự thật thà, dũng cảm… thông qua nội dung các câu chuyện gần gũi với lứa tuổi mầm non như "Giọt nước tí xíu ", “Thỏ và Rùa”, “Chú Dê Đen dũng cảm”, v.v. Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, Trường Mầm non Hợp Thanh luôn chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tối đa năng lực của trẻ. Hoạt động kể chuyện là một minh chứng rõ nét cho việc lồng ghép hiệu quả giữa học và chơi, mang lại niềm vui, hứng thú và tạo tiền đề vững chắc cho hành trình học tập của trẻ trong tương lai. Chia s?