17/03/2025 A- A A+ | HĐÂN: Dạy vận động bộ gõ cơ thể bài "Gọi tên cảm xúc" lớp 5TA4 Xem Chia s? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Kiến thức. * Khoa học - Trẻ biết sử dụng bộ gõ cơ thể để vận động bài Gọi tên cảm xúc. - Trẻ biết các bộ phận cơ thể có tạo ra âm thanh vui nhộn và các âm thanh đó dùng để vận động các bài nhạc, bài hát. - Trẻ nhận biết giai điệu bài nhạc Gọi tên cảm xúc. - Trẻ sáng tạo ra các vận động cho bài nhạc. * Công nghệ. - Sử dụng sáng tạo các nội dung vận động. * Kỹ thuật. - *Nghệ thuật. - Trẻ lựa chọn và sử dụng các hình ảnh vận động để sáng tạo vận động phù hợp với bài nhạc. - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài nhạc vận động. * Toán. - Trẻ đếm được có bao nhiêu vận động của bộ gõ cơ thể khi minh họa nội dung bài nhạc. 2. Một số kỹ năng khác - Trẻ phối hợp cùng các bạn trong quá trình sử dụng bộ gõ cơ thể vận động bài nhạc. 3. Thái độ. - Trẻ tích cực, hứng thú, tập trung vui vẻ tham gia vào hoạt động. - Trẻ biết phối hợp với bạn để tạo ra vận động II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của cô. - Nhạc bài : Gọi tên cảm xúc, Clap clap song ; Old MacDonald Had A Farm; nhạc ballet Hồ Thiên Nga - 12 hình tròn màu xanh, 18 hình tròn màu hồng. - Loa, máy tính. - 24 cái ghế. - 3 giá đỡ. 2. Chuẩn bị của trẻ. - Mỗi trẻ có 1 bộ dụng cụ gồm phách,xắc xô,… - Hình ảnh các vận động của bộ gõ cơ thể. III. TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * E1.Gắn kết. - Cô cho trẻ nhắm mắt và sử dụng phách,xắc xô hỏi trẻ cảm nhận xem đó làm âm thanh gì? - Các con ơi ngoài xắc xô với phách cô còn chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều dụng cụ âm nhạc khác kèm theo 1 bản nhạc vô cùng sôi động. Và với đồ dùng này chúng mình có thể chơi trò chơi gì nào? - Và bây giờ chúng mình có thể chơi trò chơi tiết tấu vui nhộn chưa? Cô cho trẻ ra lấy đồ dùng? -Các con ơi vừa rồi cô thấy cac con sử dụng tai nghe âm nhạc rất là tốt rồi đấy, ngoài các dụng cụ âm nhạc ra ngay cả chính cơ thể chúng mình cũng có thể phát ra được những âm thanh vô cùng kì diệu đấy. Ngày hôm nay chúng mình co muốn khám phá âm thanh từ cơ thể cùng với cô không?Và để khám phá được âm thanh từ cơ thể cô mời các con tham gia trò chơi Body show. - các con ơi trong trò choi Body show vừa rồi chúng mình thấy có gì đặc biệt nào. Trong trò chơi vừa rồ có rất nhiều âm thanh được tạo ra từ vỗ tay, vỗ đùi,giậm chân.Và đây là một hình thức nghệ thuật mà hôm nay cô rất muốn chúng mình hãy cùng đặt tên cho hình thức này được không nào? Đó chính là bộ gõ cơ thể.Cô cho cả lớp nhắc lại tên. - Các con ơi hình thức bộ gõ cơ thể là sự tương tác giữa tất cả các bộ phận của cơ thể chúng ta để tạo ra âm thanh và cô nghĩ là chúng mình kết hợp bộ gõ cơ thể với 1 bài hát mà chúng ta đã được học thì rất tuyệt vời. * E2. Khám phá - Chúng mình có muốn sử dụng bộ gõ cơ thể của các con vào bài nhạc, bài hát nào không? - Các con cùng nghe lại bài Gọi tên cảm xúc nhé. - Các con được hát bài hát gì rồi? Bai hát gọi tên cảm xúc con có biết nói về gì không? - Bài hát Gọi tên cảm xúc nói về cảm xúc của chúng mình khi chúng mình vui sẽ như tia nắng, khi buồn thì như những giọt mưa, khi giận thì như tiếng sấm. Các con ơi bài hát gọi tên cảm xúc nếu như chúng mình hát và kết hợp với 1 đôi bạn thể hiện cảm xúc của mình cho bạn cùng biết thì sẽ rất là hay đấy. - Bài hát này sẽ rất hay khi các con kết hợp với ý tưởng bộ gõ cơ thể thì sẽ rất là hay. Cô mời trẻ thực hiện. - Các con ơi bài hát vừa rồi chúng mình vừa thể hiện ý tưởng vận động nào nhỉ? - Có rất nhiều ý tưởng vận động được đưa ra đúng không nào? - Và hôm nay cô rất muốn được nhìn thấy 3 ý tưởng về bộ gõ cơ thể đặc sắc nhất. Cô mời trẻ chia thành 3 nhóm và cùng nhau thảo luận, thống nhất sẽ sử dụng các vận động nào để minh họa cho bài hát nhé. - Trẻ chia nhóm về thảo luận, thống nhất vận động, sau đó dán các vận động lên bảng. * E3. Chia sẻ - Cô mời đai diện các nhóm lên trình bày ý tưởng của nhóm mình và cả nhóm cùng thực hiện vận động . * E4. Áp dụng - Cô mời các nhóm lên thực hiện ý tưởng vận động của nhóm mình. - Nhóm 1: vận động kết hợp ghế. vận động 1 nhịp vỗ tay+ 1 nhịp vỗ ghế - Nhóm 2: vận động 2 nhịp vỗ ngực+2 nhịp vỗ đùi (vận động 2 nhịp vỗ ngực,2 nhịp vỗ đùi) - Nhóm 3: Vận động 3 nhịp giậm chân + 1 nhịp bật. - Cô thấy 3 ý tưởng của 3 nhóm rất hay.Và cô thấy chúng mình vừa hát vừa kết hợp với 3 ý tưởng này thì sẽ rât tuyệt vời các con có muốn thử sức không. - Các con ơi vừa rồi chúng mình đã được học bài hát gì? Chúng mình đã học bài hát gọi tên cả xúc kết hợp với bộ gõ cơ thể đấy. GD: Qua bài hát này các con đã biết cảm xúc của chúng mình rồi đúng không nào, qua bài hát cô mong rằng các con lúc nào cũng tươi cười vui vẻ như tia nắng khi buồn chúng mình có thể chia sẻ nỗi buồn với các bạn bên cạnh để vơi đi nỗi buồn, còn khi chúng mình nóng giận thì chúng mình hãy hít thở thật sâu để cơn giận của chúng mình bớt lại. - Hôm nay cô có thử thách muốn tặng cho lớp mình các con có muốn tham gia không nào? - Cô giới thiệu thử thách: ở lượt hát đầu tiên các con sẽ sử dụng bộ gõ của đội số 1đó là nhịp vỗ tay, 1 nhịp vỗ bàn các con cứ làm như vậy cho đến khi hết lời hát đầu tiên. Sau đó các con di chuyển đến hàng ghế mà các cô đã chuẩn bị các bạn sẽ ngồi lần lượt và các con sẽ sử dụng bộ gõ của đội số 2 và khác ở chỗ người đầu tiên sẽ vỗ 2 nhịp vỗ ngực, 2 nhịp vỗ đùi các bạn phía sau sẽ dùng 2 nhịp vỗ ngực,2 nhịp vỗ vai của bạn phía trên. Ở lần vỗ này các con sẽ hiểu được là bộ gõ cơ thể không chỉ là tác động bộ phận trên cơ thể mình vào mới tạo ra âm thanh đâu mà khi mình tác động trên cơ thể của bạn khác cũng có thể tạo ra âm thanh đấy. Sau đó các con di chuyển lên phía trên nắm tay nhau thành 1 vòng tròn và sử dụng bộ gõ cơ thể của đội số 3 đó là 3 nhịp giậm chân,1 nhịp bật.Ở lần này các bạn nắm tay nhau tạo sự liên kết được không nào? - Cô mời trẻ tham gia thử thách? - Các con ơi vừa rồi cô thấy chúng mình kết hợp bộ gõ rất là hay. Như cô đã nói buổi học hôm nay rất là thú vị phải không.Và đến với buổi học hôm nay cô cũng đã chuẩn bị một tiết mục múa Ballet trong trích đoạn Hồ Thiên Nga.Hồ Thiên Nga là vở Ballet được dựng dựa theo truyện cổ tích Nga vào khoảng 1875.Tác phẩm kể về O đét 1 nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga đó là sự đấu tranh nội tâm và những cảm xúc tột cùng thăng hoa, đau đớn và bi kịch,không chỉ là cổ tích về tình yêu nó còn ẩn chứa triết lí sâu sắc về sự mâu thuẩn và tính 2 mặt của mỗi con người.Và không để các con chờ đợi lâu cô cùng mời các con thưởng thức. - Cô hỏi trẻ cảm nhận về vở Ballet * E5. Đánh giá. - Vở múa Ballet đã kết thúc giờ học của chúng ta ngày hôm nay. Cô mời các con nhẹ nhàng cất đồ dùng cùng cô nhé. Tập tin đính kèm Tải về