30/03/2025 A- A A+ | Lam be noi tren mat nuoc lop A5 Xem Chia s? Hoạt động: Dự án STEAM “Làm bè nổi trên mặt nước” (EDP) - Đối tượng : 5- 6 tuổi - Số trẻ : 25-30 trẻ - Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Diệu – Vũ Minh Hồng - Thời gian: 30- 35 phút. - Thời gian dạy: 12- 3- 2025 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU * S - Science (Khoa học): - Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm của bè nổi trên mặt nước. - Trẻ biết những nguyên vật liệu như: Chai nhựa, ống hút ,que xiên, que đè lưỡi, bẹ chuối...những vật liệu này nhẹ có thể nổi được trên mặt nước và sử dụng làm bè được. - Trẻ biết được công dụng của bè là chở người, hàng hoá. Trẻ biết bè là phương tiện giao thông đường thuỷ. * T - Technology (Công nghệ): - Trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu: Ông hút ,que xiên, que đè lưỡi,cành cây, bẹ chuối, băng dính 2 mặt trong quá trình thiết kế bè nổi. * E - Engineering (Kỹ thuật): - Quy trình các bước sử dụng nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra chiếc bè có thể nổi được trên mặt nước. Trẻ có kỹ năng xếp cạnh lựa chọn các nguyên vật liệu xếp ngay ngắn để tạo thành bè. * A – Art - (Nghệ thuật): - Trẻ dính, xiên các nguyên vật liệu cân đối, phù hợp , vẽ, tô màu lá cờ để trang trí cho chiếc bè. - Giáo dục: Khi dùng que xiên thì cẩn thận không chọc vào bạn.Chấp hành luật lệ ATGT khi ngồi trên các phương tiện giao thông, ngồi trên thuyền bè phải mặc áo phao, không chen lấn xô đẩy nhau. * M – Math (Toán): - Sắp xếp, chắp ghép, lựa chọn nguyên vật liệu có hình dạng phù hợp với cấu tạo của thuyền bè, dự kiến số lượng nguyên vật liệu trẻ sử dụng; Xếp cạnh, xếp chồng. Trẻ biết số lượng cành cây, bẹ lá chuối, que gạt lưỡi, ống hút để tạo thành 1 cái bè. II. CHUẨN BỊ 1: Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời nhẹ nhàng, nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, bể nước nhỏ. 2: Đồ dùng của trẻ: - 4 rổ đựng nguyên vật liệu: cành cây, ống hút, bẹ chuối, miếng xốp mút, cờ, que đè lưỡi, hồ dán, que xiên, băng dính, kéo... II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Giải thích ngắn gọn: Hỏi trẻ: "Các con nghĩ vì sao bè lại nổi trên nước mà không bị chìm?" (Giới thiệu khái niệm cơ bản về nguyên lý nổi: Vật nào nhẹ hơn nước thì sẽ nổi, vật nào nặng hơn thì sẽ chìm). Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 .Đặt vấn đề - Cho trẻ chơi trò chơi đua thuyền. - Hỏi trẻ thuyền là PTGT đường gì? - PTGT đường thuỷ ngoài thuyền còn loại nào nữa? Để đi trên sông, biển cần sử dụng các phương tiện GT đường thủy như thuyền buồm, thuyền thúng, bè... Chúng ta cũng có thể làm một PTGT đường thuỷ các con nghĩ xem sẽ làm gì mà dễ, phù hợp với khả năng của mình mà lại có thể nổi trên mặt nước? Vậy hôm nay lớp mình sẽ làm chiếc bè nổi trên nước nhé. - Khảo sát sự hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo chiếc bè nổi . - Các con biết gì về bè nổi? - Chiếc bè nổi trên mặt nước trông nó như thế nào? - Chiếc bè nổi phải đảm bảo tiêu chí gì? Cô khẳng định: Yêu cầu chiếc bè nổi tạo ra phải đảm bảo tiêu chí chắc chắn và nổi được trên mặt nước và trang trí đẹp. 2. Khám phá kiến thức (tưởng tượng) + Cô đưa ra các câu hỏi gợi mở giúp trẻ định hình và nêu ý tưởng. - Con sẽ định làm chiếc bè như thế nào? - Chiếc bè có những phần nào? - Phần cánh buồm có tác dụng gì không? - Con dự định sử dụng nguyên vật liệu gì để làm? - Làm thế nào để gắn kết cành cây, bẹ chuối hoặc ống hút,que đè lưỡi lại với nhau? - Còn phần cánh buồm được gắn ra sao? 3. Lập kế hoạch/ thiết kế - Trước khi làm bè nổi thì chúng ta cần có bản thiết kế. giờ tự chọn nhóm bạn cùng chung ý tưởng sử dụng nguyên vật liệu làm bè và về nhóm vẽ bản thiết kế. - Đề nghị trẻ đặt tên cho nhóm - Trẻ lấy giấy cùng nhau hoàn thành bản thiết kế về bè nổi. - Trẻ đi lấy nguyên vật liệu cùng nhau thỏa thuận và phân công nhiệm vụ và thực hiện chế tạo ra bè nổi mà trẻ đã thiết kế. + Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn 4. Thực hiện - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi, quan sát, động viên khích lệ trẻ hoàn thành công việc. - Khi trẻ thực hiện, cô nhắc trẻ có thử nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chí và bản thiết kế của việc chế tạo bè nổi. - Nhóm nào hoàn thành công việc trước, cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và đặt sản phẩm lên bàn - Cho trẻ chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình. Cô gợi ý câu hỏi: + Nhóm của các con dùng những nguyên vật liệu gì để tạo ra bè nổi? +Con sử dụng đồ dùng gì để gắn kết? + Các con trang trí như thế nào? + Nhóm con đã làm đúng với bản thiết kế chưa? + Các nhóm khác, các con có đặt câu hỏi gì với nhóm của bạn không? + Các con có nhận xét gì về sản phẩm của nhóm bạn ? - Trẻ thử nghiệm bằng cách cho bè vào chậu nước. Kết bài: Cô nhận xét tiết học,cho trẻ hát bài “ em đi chơi thuyền”, chuyển hoạt động. Trẻ chơi - Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ chia nhóm về thảo luận và vẽ ra bản thiết kế trên giấy -Trẻ chia nhóm và thảo luận , phân công công việc. -Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện -Trẻ chia sẻ sản phẩm của nhóm mình -Trẻ trả lời - Trẻ mang sản phẩm đi thử nghiệm Tập tin đính kèm Tải về